My
notificationTừ một loại cà phê bị cho là bẩn nhất, chỉ những nông phu mới dùng thì nay cà phê chồn đã trở thành loại cà phê đắt nhất thế giới với mức giá có thể lên đến hàng chục triệu đồng. Vậy cà phê chồn là gì? Tại sao cà phê chồn lại được ưa chuộng dù giá bán không hề thấp. Cùng Romano Coffee tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Hạt cà phê trên thế giới đa dạng với nhiều loại khác nhau. Mỗi loại sở hữu những tính chất và hương vị độc đáo riêng. Đối với cà phê chồn, sự đặc biệt không chỉ nằm ở hương vị sau khi pha chế thành đồ uống mà còn là ở quá trình tạo thành hạt cà phê chồn. Và đó cũng là một trong những lý do đưa hạt cà phê chồn vào top những loại cà phê đắt nhất thế giới.
Cà phê chồn thực chất là cà phê phân chồn. Khi ăn quả cà phê, chồn hương nhả lớp vỏ bên ngoài, nuốt phần thịt và hạt bên trong. Chồn hương không tiêu hóa được hạt cà phê nên sẽ thải ra ngoài.
cà phê chồn là hạt cafe
Hạt cà phê do chồn hương thải ra đã được lên men nhờ vào các enzym trong dạ dày chồn. Quá trình này khiến hạt cà phê sau khi rang xong cứng và giòn hơn, ít protein. Khi pha thành đồ uống, độ đắng của cà phê sẽ giảm đi, hương vị rất mạnh, đặc biệt thơm ngon hơn những loại cà phê thông thường. Các enzym trong dạ dày chồn hương cũng phá vỡ cấu trúc hương khiến cà phê dậy mùi và phản phất hương chocolate nồng nàn, cuốn hút.
Chuyện kể rằng, trước đây tại Pháp, hạt cà phê rất đắt đỏ nên những người nông phu sẽ không được uống loại cà phê họ thu hái. Vì vậy, họ đành phải thu nhặt những hạt cà phê do những con chồn thải ra để pha chế thức uống thưởng thức. Và ngạc nhiên rằng, thứ hạt cà phê thải ra từ những con chồn – thứ bị các ông chủ đồn điền cho là phế thải lại thơm ngon đến lạ, hương vị khác biệt hoàn toàn so với các loại cà phê thông thường.
Cà phê chồn cũng được phát hiện ở đảo Java của Indonesia, được gọi với một cái tên khác là Kopi Luwak. Trong tiếng Indonesia, Kopi có nghĩa là cà phê, Luwak là tên của một vùng thuộc đảo Java và cũng là tên của loài chồn tại Java.
Sau khi được phát hiện, hạt cà phê chồn nhanh chóng nổi tiếng và được ưa chuộng trên khắp thế giới. Giá cà phê chồn nuôi dao động ở mức 20.000.000đ/kg và 70.000.000đ/kg đối với hạt cà phê chồn tự nhiên. Vậy tại sao hạt cà phê chồn đắt đỏ?
Trên thế giới, loài chồn chỉ phân bố ở một số khu vực nên cũng chỉ có vài quốc gia sản xuất được cà phê chồn độc đáo này như: Indonesia, Việt Nam, Ethiopia… Bên cạnh đó, sản lượng cà phê chồn cũng rất hạn chế. Thương hiệu cà phê chồn của Indonesia Kopi Luwak mỗi năm chỉ sản xuất từ 200 – 300kg.
Chồn là loại động vật có khả năng đánh hơi rất tốt nên chúng chỉ ăn những hạt cà phê ngon nhất trên cây cà phê. Đó là những quả chín mọng, không bị sâu bệnh, không xước, không có nhựa bám bên ngoài. Điều này có nghĩa là hạt cà phê chồn được chọn lọc từ những hạt cà phê chất lượng nhất thông qua những chú chồn chuyên gia.
Hương Vị Thơm Ngon Khó Hạt Cà Phê Nào Sánh Được
Vị cà phê chồn dịu nhẹ, không đắng gắt nhưng đủ mạnh để làm bạn phải ngạc nhiên. Trong và sau khi thưởng thức cà phê chồn bạn sẽ cảm nhận ở cổ họng luôn có chút dư vị ngọt ngào, lưu luyến.
Uống cà phê chồn không đường, không đá với một ly nước lọc là cách thưởng thức chuẩn nhất. Cách thưởng thức này còn mang đến cho bạn một trải nghiệm mùi hương không lẫn vào đâu được. Các dây thần kinh cảm thụ mùi hương nơi cánh mũi bạn sẽ bị đánh thức bởi hương thơm thanh tao, ngọt ngào và lan tỏa. Đặc biệt, hương thơm của cà phê chồn chia ra nhiều tầng hương. Tầng hương đầu tiên là mùi hoa quả chín, thần thứ hai là sự hòa quyện giữa mùi cà phê hòa lẫn cùng mùi chocolate và mạch nha.
Hương vị này sẽ vẫn quyến luyến không rời dù cho bạn đã thưởng thức xong tách cà phê chồn của mình. Chính sự lưu luyến ấy làm những ai một lần thưởng thức cà phê chồn sẽ không thể nào quên được.
Cách làm cà phê chồn cũng rất cầu kỳ và độc đáo. Cụ thể:
Phân có lẫn hạt cà phê do chồn thải ra phải được gom nhặt trong vòng 24h để tránh nhiệt độ làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt cà phê hoặc bị côn trùng đục khoét.
Sau đó, hạt cà phê được mang đi tẩy rửa, xối qua dòng nước đang chảy để loại bỏ vi khuẩn và tạp chất.
Hạt cà phê sau khi tẩy sửa sạch sẽ được phơi dưới ánh nắng mặt trời sao cho độ ẩm sau khi phơi dao động ở mức 10 – 12%. Hạt cà phê sau khi phơi dưới ánh nắng mặt trời sẽ có màu sáng trong, khi rang sẽ thơm ngon hơn cà phê sấy.
hạt cà phê được phơi nắng
Sau khi phơi, người chế biến sẽ cho hạt cà phê vào máy để tách bỏ lớp vỏ còn sót lại bên ngoài rồi tiếp tục trải qua giai đoạn sàng lọc thủ công để phân loại từng hạt cà phê.
Tiếp theo là quá trình rang xay hạt cà phê chồn. Cho hạt cà phê vào chảo có hình tròn hoặc trụ kín, có trục quay nối với tay cầm. Trục quay được đặt trên bệ đỡ, bên dưới là bếp đun bằng than, củi… Nhiệt độ chảo rang cà phê nóng từ 230 – 240 độ C nên chỉ cần rang vài chục phút là hạt cà phê chuyển từ màu sáng sang nâu, chuẩn hương vị để pha chế tách cà phê cuốn hút, nồng nàn.
Cà phê chồn có hương vị thơm ngon, quá trình thu hoạch và sản xuất trải qua nhiều gia đoạn phức tạp nên có giá thành đắt đỏ. Và nếu đã thưởng thức đồ uống từ hạt cà phê này thì chắc chắn bạn sẽ yêu thích.